Bối cảnh Phong Hóa (tuần báo)

Mặc dù bị đàn áp, nhưng các phong trào yêu nước, như phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục, khởi nghĩa Yên Thế, vụ Hà Thành đầu độc, v.v...vẫn thay nhau bùng nổ ra ở những năm đầu thế kỷ 20, khiến thực dân Pháp phải tính toán lại các chính sách cai trị nhằm đánh vào ý thức dân tộc của người bản xứ.

Để thu phục được tinh thần người Việt, họ lập ra tờ Đông Dương tạp chí (1913), Nam Phong tạp chí (1917)..., cốt để tuyên truyền mạnh mẽ chính sách cai trị của thực dân Pháp, phê phán các phong trào yêu nước, tẩy chay lối học cũ, và đề cao văn hóa, khoa học phương Tây...

Đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc, ở Việt Nam bắt đầu rộ lên các phong trào sáng tác văn chương theo lối mới (chủ yếu theo lề lối của Pháp), và báo chí là phương tiện truyền tải văn chương chủ yếu của thời kỳ này. Trong số những tờ báo chuyên về văn chương thời đó, có lẽ để lại dấu ấn đậm nhất là tuần báo Phong Hóa (sau có thêm tuần báo Ngày Nay) của nhóm Tự Lực văn đoàn, mà người đứng đầu là nhà văn Nguyễn Tường Tam [3].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phong Hóa (tuần báo) http://boxitvn.blogspot.com/2012/09/ung-ngay-nay-8... http://www.nguoi-viet.com/thuviennguoiviet/phongho... http://chimviet.free.fr/vanhoc/phamthaonguyen/ptha... http://trieuxuan.info/?pg=tpdetail&id=7466&catid=3 http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?op... http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?op... http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?op... http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?op... http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?op... http://www.vnu.edu.vn/btdhqghn/?C2002/N12964/Phong...